15 Lời Đức Mẹ Maria Hứa Ban Cho Những Ai Lần Chuỗi Mân Côi

16/05/2012 § 2 Comments


1. Cách lần chuỗi Mân Côi
2. Nguồn Gốc Kinh Mân Côi

  1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả
  2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi.
  3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ.
  4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
  5. Linh hồn đến với Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ không phải hư mất.
  6. Những ai lần Chuỗi Mân Côi sốt sắng và áp dụng các Mầu Nhiệm Mân Côi vào đời sống mình sẽ không bao giờ bị rủi ro. Chúa sẽ không trừng phạt họ trong cơn thịnh nộ của Ngài; họ sẽ không phải chết bất tử; nếu đã sống công chính, họ sẽ được bền vững mãi trong ơn nghĩa của Chúa và trở nên xứng đáng được hưởng sự sống đời đời.
  7. Những ai thực lòng tôn sùng Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được ơn chịu các phép Bí tích trước giờ chết.
  8. Những ai trung thành lần Chuỗi Mân Côi, khi sống và nhất là trong giờ chết sẽ được Ánh Sáng Chúa soi dẫn với đầy dẫy ân huệ của Ngài. Và khi lâm tử, họ sẽ được tham dự vào những công nghiệp của các Thánh trên Thiên Đàng.
  9. Mẹ sẽ đưa ra khỏi Lửa luyện tội những ai đã trung thành lần Chuỗi Mân Côi
  10. Những con cái trung thành lần Chuỗi Mân Côi sẽ được thưởng vinh quanh cao cả trên Thiên Đàng.
  11. Các con sẽ được hết những điều các con xin Mẹ nhờ sự lần Chuỗi Mân Côi.
  12. Những ai truyền bá Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ khi cần thiết.
  13. Mẹ đã xin cùng Con Chí Thánh Mẹ cho những ai truyền bá Phép Lần Chuỗi Mân Côi sẽ được nguyên cả Triều Đình Thiên Quốc cầu bầu cho khi sống và trong giờ lâm tử.
  14. Những ai lần Chuỗi Mân Côi đều là con Mẹ và là anh em với Con Duy Nhất của Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.
  15. Tôn sùng Phép Lần Chuỗi Mân Côi của Mẹ là dấu chỉ chắc chắn sẽ được về Thiên Đàng.

Nguồn Gốc Kinh Mân Côi

16/05/2012 § 2 Comments

Căn cứ vào các nguồn tài liệu đáng tin nhất, một của Á Thánh Alan de la Roch, trong cuốn “De Dignitate Psalteri”, và một của Thánh Louis Marie Grignion de Monfort, tron cuốn “Bí Mật Kinh Mân Côi”, thì chính Đức Mẹ đã ban Kinh Mân Côi và dạy Kinh Mân Côi cho thánh Đaminh. Đức Thánh Cha Gregory XII cũng cho rằng: “Kinh Mân Côi được chính Thánh Đaminh thiết lập để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa và để cầu xin Rất Thánh Trinh Nữ bầu cử.”

1. Cách lần chuỗi Mân Côi
2. 15 Lời Đức Mẹ Maria Hứa Ban Cho Những Ai Lần Chuỗi Mân Côi

Vào thế kỷ 11 và 12, tại tỉnh Albi thuộc miền nam nước Pháp, có một lạc thuyết do bè rối Albigensê chủ trương là nhị nguyên. Thuyết này cho rằng Chúa Giêsu là một tạo vật được thần sai đến để giải thoát linh hồn con người bị giam cầm trong thể xác. Theo thuyết nhị nguyên thì Linh hồn con người cũng được thần lành dựng nên và xác thịt được thần đữ dựng nên để giam cầm Linh hồn. Sau bao nhiêu nỗ lực mà vẫn thảm bại để chinh phục bè Albigensê rối này, thánh Đaminh rút vào một khu rừng gần thành phố Toulouse nức Pháp để cầu nguyện. Trong thời gian này Thánh nhân khóc lóc, ăn chay và phạt xác mong làm nguôi cơn giận của Chúa. Ngài đã thực hành việc khổ hạnh thân xác cho đến nỗi bị ngất lịm đi. Chính lúc đó Đức Mẹ cùng ba Thiên Thần theo hầu đã hiện ra với Thánh Nhân mà nói:

Đaminh yêu dấu, con có biết Ba Ngôi Thiên Chí Thánh muốn dùng khí giới nào để canh tân thế giới không?

Thánh Đaminh đáp: Ôi lạy Mẹ, Mẹ biết rõ hơn con, vì ngay sau Chúa Giêsu, Con Mẹ, Mẹ luôn là khí cụ chính yếu cho phần rỗi cùa chúng con.

Bấy giờ Đức Mẹ nói: Mẹ muốn cho con biết rằng, trong loại trận chiến này, khí giới cần phải dùng bao giờ cũng là Thánh Vịnh Thiên Thần, viên đá nền tảng cùa Tân Ước. Do đó, nếu con muốn giảng dạy cho các linh hồn cứng lòng và đem họ về với Chúa, con hãy rao giảng Thánh Vịnh này của Mẹ.

Từ đó, thánh Đaminh đã là sứ giả của Đức Mẹ và là tông đồ tiên khởi truyền bá Kinh Mân Côi từ năm 1214.

Cho dù chúng ta không biết chắc có thật Đức Mẹ đã ban và dạy thánh Đaminh Kinh Mân Côi hay không, song chúng ta cũng có thể tin được sự kiện này thật đã xảy ra. Ở nơi, chính Đức Mẹ trong hai lần hiện ra tại Lộ Đức năm 1858 và Fatima năm 1917 đã cầm trong tay tràng hạt Mân Côi, như để xác nhận là chính Mẹ đã ban Kinh Mân Côi và dạy lần hạt Mân Côi, một kinh mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trong Thông Điệp “Trong Thánh Năm (Mense Maio)” rằng: “Rất đẹp lòng Đức Mẹ và được Đức Giáo Hoàng khuyến giục nhiều nhất”.

Lần hiện ra tại Lộ Đức Mẹ đã lần hạt Mân Côi với chị Thánh Bernadette bằng việc dùng ngón tay đưa từng hột chuỗi theo mỗi Kinh Kính Mừng chị đọc. Sau mỗi chục kinh thì Mẹ đọc chung với chị Kinh Sáng Danh.

Trong cả 6 lần hiện ra tại Fatima với ba em thiếu nhi Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Đức Mẹ đã kêu gọi các em hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày. Trong lần hiện ra cuối cùng Mẹ đã tự xưng “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”. Trong lần hiện ra thứ ba, Đức Mẹ đã xin các em thêm vào sau mỗi chục kinh lời nguyện: “Ôi Chúa Giêsu của chúng con, xin tha thứ cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin dẩn đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần hơn hết.”

Trong bài giảng tại Fatima ngày 13/5/1982, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nói về Kinh Mân Côi đối với Đức Mẹ như sau: “Lời kêu gọi thống hối bao giờ cũng được gắn liền với cầu nguyện. Hợp với truyền thống của bao thế kỷ, Đức Mẹ của sứ điệp này đã đề cập đến Kinh Mân Côi, một kinh có thể được khẳng định là Kinh của Mẹ Maria, một kinh mà Mẹ đặc biệt cảm thấy gắn liền với chúng ta.”

Thực ra, theo cuốn Ciudad de Dios của đáng kính Maria D’Agreda viết trong thế kỷ 17 về cuộc đời của Đức Mẹ, như được Đức Mẹ tỏ cho biết, thì Kinh Mân Côi được bắt đầu nhen nhúm từ lúc Đức Mẹ tạ thế, qua lời xướng hoạ của các Thiên Thần từ trời xuống.

Xướng: Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ.

Đáp: Một Trinh Nữ trước khi sinh Con, đang khi sinh Con và sau khi sinh Con.

Thế là từ đó người ta bắt đầu bắt chước lời xướng hoạ này cho đến khi Đức Mẹ truyền dậy Kinh Mân Côi cho Thánh Đaminh.

Năm 1569, Thánh Giáo Hoàng Piô V đã chính thức công nhận Kinh Mân Côi với kết cấu của kinh như hiện dụng, sau khi thêm lời nguyện “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử Amen.” vào phần cuối của kinh Kính Mừng, và kinh Sáng Danh vào sau mỗi chục kinh.

Cách lần chuỗi Mân Côi

15/05/2012 § 2 Comments

1. Nguồn Gốc Kinh Mân Côi
2. 15 Lời Đức Mẹ Maria Hứa Ban Cho Những Ai Lần Chuỗi Mân Côi

Cách Lần Chuỗi Mân Côi:

  1. (bắt đầu) Làm dấu Thánh Giá và đọc Kinh Tin Kính
  2. Đọc Kinh Lạy Cha
  3. Đọc 3 Kinh Kính Mừng
  4. Đọc Kinh Sáng Danh
  5. Đọc Mầu Nhiệm thứ nhấtKinh Lạy Cha
  6. Đọc 10 Kinh Kính Mừng, và suy gẫm về mầu nhiệm này
  7. Đọc Kinh Sáng Danh lời nguyện Mân Côi
  8. Đọc mầu nhiệm thứ hai, rồi đọc Kinh Lạy Cha
  9. Lập lại mục 6 và 7 => và tiếp tục cho đến hết các mầu nhiệm thứ 3, 4 và 5
  10. Đọc Kinh Lạy Nữ Vương, Kinh Trông CậyCác Câu Lạy
  11. Làm dấu Thánh Giá
  12. Hôn Thánh Giá Chúa với tâm hồn kính mến. (hết)
    * Khi lần Chuỗi Mân Côi – Xin lưu ý cố gắng sốt sắng và đừng đọc nhanh quá!

Cách Chọn Mầu Nhiệm:

  1. Thứ 2 & 7 => Mầu nhiệm VUI
  2. Thứ 3 & 6 => Mầu nhiệm THƯƠNG
  3. Thứ 4 & Chúa nhật => Mầu nhiệm MỪNG
  4. Thừ 5 => Mầu nhiệm SÁNG

Ngoại Trừ:

  1. Những ngày Chúa Nhật Giáng Sinh => mầu nhiệm VUI
  2. Những Chúa Nhật mùa chay => mầu nhiệm THƯƠNG

Suy Niệm 5 Sự Vui:

Hình Ngắm (suy gẫm)
Thứ nhất thì ngắm: Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ Hai thì ngắm: Đức Đà đi viếng Bà Thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ Ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu trong hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ Tư thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ Năm thì ngắm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền thánh. Ta hãy xin cho đươc giữ nghĩa cùng Chúa luôn.

Suy Niệm 5 Sự Thương:

Hình Ngắm (suy gẫm)
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá. Ta hãy xin đóng đanh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.

Suy Niệm 5 Sự Mừng:

Hình Ngắm (suy gẫm)
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ Tư thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng.

Suy Niệm 5 Sự Sáng:

Hình Ngắm
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.
Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
Thứ Tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

Các Kinh:

Làm dấu Thánh Giá
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.

Kinh Tin Kính
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa GiêSu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy, Amen.

Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen.

Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lời nguyện Mân Côi (hoặc còn gọi là Câu Than Fatima)
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhầt là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ. Chúng con, con cháu E-và, ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.

Kinh Trông Cậy
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng hằng chửa chúng con cho khỏi mọi sự dữ, Amen.

Các Câu Lạy
Thưa: Lạy rất thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
Đáp: Thương xót chúng con.

Thưa: Lạy Trái Tim cực Thánh cực tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Cầu cho chúng con.

Thưa: Lạy Ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh.
Đáp: Cầu cho chúng con.

Thưa: Nữ Vương ban sự bằng an.
Đáp: Cầu cho chúng con.

Thưa: Các Thánh Tử Vì Đạo nước Việt Nam.
Đáp: Cầu cho chúng con.

7 ơn phúc Đức Mẹ hứa cho những ai suy ngắm và truyền bá lòng Tôn kính Đức Mẹ Sầu Bi

25/04/2012 § 1 Comment

Đức Mẹ đã hứa với thánh nữ Brigita, sẽ ban 7 ơn cho những ai tôn kính và truyền bá lòng tôn sùng Đức Mẹ Sầu bi. (mỗi ngày dành mấy phút đọc 7 kinh Kính mừng và suy ngắm những hạt nước mắt và đau thương của Mẹ).

Chiêm niệm 7 sự thương khó của Đức Mẹ Maria

  1. Mẹ sẽ ban bình an cho gia đình chúng.
  2. Mẹ sẽ soi sáng cho chúng hiểu những mầu nhiệm thánh.
  3. Mẹ sẽ an ủi chúng trong cơn đau khổ và đồng hành với chúng trong công việc chúng làm.
  4. Mẹ sẽ ban những ơn như chúng xin, nếu những ơn ấy không trái thánh ý Chúa, hoặc ban ơn thánh hóa tâm hồn chúng.
  5. Mẹ sẽ bảo vệ chúng trong trận chiến thiêng liêng với kẻ thù hỏa ngục. Mẹ sẽ gìn giữ chúng mọi lúc trong đời chúng.
  6. Mẹ sẽ trợ giúp chúng cách hữu hình trong giờ “lâm tử”. Chúng sẽ được thấy nhan thánh Mẹ.
  7. Mẹ đã xin Con thánh Mẹ ơn này, là những ai truyền bá lòng tôn sùng những giọt lệ và đau thương của Mẹ, chúng sẽ được đưa thẳng từ đời này lên hưởng phúc muôn đời, vì tội lỗi chúng sẽ được tha thứ hết. Mẹ và Chúa Con sẽ là niềm vui và an ủi của chúng muôn đời.

Here are the 7 graces (The Blessed Virgin Mary grants seven graces to the souls who honor her daily by saying seven Hail Mary’s and meditating on her tears and dolors. The devotion was passed on by St. Bridget.

  1. I will grant peace to their families.
  2. They will be enlightened about the divine mysteries.
  3. I will console them in their pains and I will accompany them in their work.
  4. I will give them as much as they ask for as long as it does not oppose the adorable will of my divine Son or the sanctification of their souls.
  5. I will defend them in their spiritural battles with the infernal enemy and I will protect them at every instant of their lives.
  6. I will visibly help them at the moment of their death, they will see the face of their mother.
  7. I have obtained ( this grace ) from my divine Son, that those who propagate this devotion to my tears, and dolors, will be taken directly from this earthly life to eternal happiness since all their sins will be forgiven and my Son and I will be their eternal consolation and joy.

Chiêm niệm 7 sự thương khó của Đức Mẹ Maria

24/04/2012 § 1 Comment

Cuộc đời Đức Mẹ Maria là cuộc đời của bà Mẹ có trăm nghìn đau khổ nối tiếp nhau kể ra không hết. Tước hiệu Đức Bà Sầu Bi (Our Lady of Sorrows) phần nào nói lên lòng thương cảm và tôn kính của Kitô hữu đối với Đức Bà. Lòng tôn kính này phổ biến rộng rãi từ thế kỷ XII. Để Kitô hữu có thể chiêm niệm sự đau khổ của Đức Mẹ một cách cụ thể, Hội Thánh chọn bảy sự thương khó tiêu biểu gắn liền với lịch sử cứu độ của Đức Giêsu để tưởng niệm.

7 ơn phúc Đức Mẹ hứa cho những ai suy ngắm và truyền bá lòng Tôn kính Đức Mẹ Sầu Bi

Lạy Đức Mẹ, xin Đức Mẹ lấy lòng thương xót mà cầu nguyện cho chúng con được nhờ công nghiệp Đức Chúa Giêsu cùng nhờ công nghiệp Đức Mẹ, cho được khỏi tội lỗi chúng con đã phạm, cùng những hình phạt chúng con đã đáng chịu. Lại xin Đức Mẹ phù hộ cho chúng con làm việc này nên, cho được những phép ân tứ Hội Thánh ban cho kẻ làm việc kính những sự thương khó Đức Mẹ.

  1. Kinh Chúa Thánh Thần
  2. Bài Hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần

1. THỨ NHẤT THÌ NGẮM

Ông Thánh Simêon nói tiên tri cùng Đức Mẹ

Khi ông Thánh Simêon ẵm kính Đức Chúa Giêsu thì nói cùng Đức Mẹ rằng: “Con Đức Mẹ ngày sau nên như bia bắn cùng như dao sắc thâu qua lòng Đức Mẹ.” Đức Mẹ nghe lời làm vậy thì trọn đời những nhớ liên, và lo buồn đau đớn như phải dao sắc thâu qua lòng vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Xin Đức Mẹ cầu cho chúng con được nhớ những sự thương khó Đức Chúa Giêsu như Đức Mẹ thuở xưa. Amen.

2. THỨ HAI THÌ NGẮM

Đức Mẹ đem Đức Chúa Giêsu trốn sang nước Ai Cập

Khi thánh Thiên thần báo tin cho Đức Mẹ rằng: vua Hêrôđê đi tìm Đức Chúa Giêsu mà giết, thì Đức Mẹ đem Con sang nước Êgýptô, mà Người thương Con còn non nớt mới sinh, và lo buồn đau đớn như phải dao sắc thâu qua lòng vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Xin Đức Mẹ cầu cho chúng con chớ làm sự gì trái nghịch cùng mất lòng Đức Chúa Giêsu nữa. Amen.

3. THỨ BA THÌ NGẮM

Đức Chúa Giêsu ở lại trong Đền thờ, mà Đức Mẹ tìm kiếm Người ba ngày.

Khi Đức Mẹ đem Con đi lễ đền thờ thành Giêrusalem, mà khi về lạc mất Con, thì Đức Mẹ những thức thâu đêm than thở khóc lóc, và lo buồn đau đớn như phải dao sắc thâu qua lòng vậy. Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Xin Đức Mẹ cầu cho chúng con chớ còn đi đàng tội lỗi, mà bỏ mất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu nữa. Amen.

4. THỨ BỐN THÌ NGẮM

Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu đang vác cây Thánh giá

Khi Đức Mẹ theo Con khi đi chịu chết, thì thấy Con vác Thánh Giá lên núi Calvariô nhiều lần ngã xuống đất, mà quân dữ đạp dậy giục đi cho chóng, thì hai con mắt Đức Mẹ nên như hai suối nước chảy xuống, đau đớn trong lòng như dao sắc thâu qua lòng vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Xin Đức Mẹ cầu cho chúng con được vác Thánh giá theo Đức Chúa Giêsu, ấy là chớ theo ý mình, một theo ý Đức Chúa Giêsu liên. Amen.

5. THỨ NĂM THÌ NGẮM

Đức Mẹ đứng kề Thánh giá Đức Chúa Giêsu là Con rất yêu dấu khi trút linh hồn

Khi Đức Mẹ thấy Con treo trên cây Thánh giá phán ra bảy lời, như trối của trọng để cho Mẹ, đoạn thì gục đầu xuống giã Đức Mẹ mà sinh thì, thì lòng Đức Mẹ đau đớn như dao sắc thâu qua lòng vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Xin Đức Mẹ cầu cho chúng con được nhớ bảy lời trọng ấy, như của châu báu Cha trối cho con, và giữ trong lòng chúng con cho đến trọn đời. Amen.

6. THỨ SÁU THÌ NGẮM

Hai môn đệ hạ xác Đức Chúa Giêsu mà trao cho Đức Mẹ ẵm kính

Khi ông thánh Giuse cùng ông thánh Nicô-đêmô tháo đanh mà đem xác Đức Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Đức Mẹ, khi ấy Đức Mẹ giơ hay tay lên toan đỡ lấy xác Con, đến khi đã được thì ẵm vào lòng, đoạn áp mặt xuống trên đầu Con, chẳng quản những gai nhọn ở đầu Con thâu vào mặt Mẹ, mà mặt Mẹ thì chan chứa những máu Con dính vào, mặt Con thì dầm dìa những nước mắt Mẹ chảy xuống. Ai suy cho được sự trong lòng Đức Mẹ bấy giờ, thương xót khóc lóc thảm thiết đau đớn khốn cùng là thể nào! Đoạn lấy khăn trắng mà liệm xác Con, thì lòng Đức Mẹ đau đớn như dao sắc thâu qua lòng đứt ruột ra vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Xin Đức Mẹ cầu cho chúng con được ăn năn lo buồn ghét tội, vì làm cho Đức Chúa Giêsu chịu chết làm vậy. Amen.

7. THỨ BẢY THÌ NGẮM

Môn đệ táng xác Đức Chúa Giêsu vào huyệt đá mới

Khi ông Thánh Simêon ẵm kính Đức Chúa Giêsu thì nói cùng Đức Mẹ rằng: “Con Đức Mẹ ngày sau nên như bia bắn cùng như dao sắc thâu qua lòng Đức Mẹ.” Đức Mẹ nghe lời làm vậy thì trọn đời những nhớ liên, và lo buồn đau đớn như phải dao sắc thâu qua lòng vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Xin Đức Mẹ cầu cho chúng con được nhớ những sự thương khó Đức Chúa Giêsu như Đức Mẹ thuở xưa. Amen.

Download PDF

14 Điều Chúa Hứa Cho Những Ai Siêng Năng Viếng Đàng Thánh Giá

01/04/2012 § 1 Comment

Chúa ban 14 lời hứa này cho sư huynh Estanislao (1903-1927) là một tu sĩ thánh thiện qua đời tháng 3, 1927. Sư huynh là một linh hồn ưu tuyển đã tiếp nhận nhiều thông điệp trong đó có những lời Chúa hứa trên đây.

14 Đàng Thánh Giá Chúa Giêsu dạy Nữ tu Josefa Menendez

  1. Ta ban cho bất cứ sự gì xin Ta với đức tin khi viếng Đàng Thánh Giá.
  2. Ta hứa sự sống đời đời cho những ai thỉnh thoảng viếng Đàng Thánh Giá.
  3. Ta sẽ đi theo họ khắp nơi trong đời và giúp đỡ họ, nhất là trong giờ chết.
  4. Tội lỗi họ dù nhiều hơn cỏ ngoài đồng hay cát dưới biển, Ta sẽ lấy Đàng Thánh Giá mà quét đi hết. (điều này không loại bỏ việc cần thiết phải đi xưng tội)
  5. Ai năng đi Đàng Thánh Giá sẽ được vinh hiển đặc biệt trên trời.
  6. Nếu họ phải xuống luyện ngục. Ta sẽ cho họ ra khỏi đó ngày thứ Ba hoặc thứ Sáu sau khi chết.
  7. Ta sẽ chúc phúc cho họ mọi chặng Đàng Thánh Giá và sự chúc lành của Ta sẽ đi theo họ khắp nơi và sau khi chết trên thiên đàng cho đến đời đời.
  8. Khi họ gần chết, Ta sẽ không cho phép quỷ cám dỗ họ. Ta sẽ cho họ bình an, an nghỉ trong tay Ta.
  9. Nếu họ đi Đàng Thánh Giá với lòng yêu mến thật sự, Ta sẽ khiến mỗi chặng đàng là một chén Thánh và Ta đổ ơn Ta vào đó cho họ một cách hoan hỉ.
  10. Ta sẽ đặt Mắt Ta trên những ai đi Đàng Thánh Giá. Tay Ta luôn rộng mở để sẵn sàng che chở họ.
  11. Như Ta đã bị đóng đinh vào Thánh Giá, thì Ta cũng luôn ở với những ai tôn kính Ta bằng cách siêng năng đi Đàng Thánh Giá.
  12. Họ không cách nào rời khỏi Ta vì Ta sẽ ban ơn cho họ không bao giờ phạm một tội trọng nào nữa.
  13. Khi họ chết, Ta sẽ tới an ủi họ bằng sự hiện diện của Ta, và Chúng Ta sẽ cùng đi về trời. Sự chết sẽ êm ái với những ai trong đời tôn kính Ta bằng cách đi Đàng Thánh Giá.
  14. Linh hồn Ta sẽ là nơi trú ẩn bảo vệ họ, và sẽ luôn giúp đỡ họ bất cứ lúc nào họ kêu cầu đến Ta.

14 Đàng Thánh Giá Chúa Giêsu dạy Nữ tu Josefa Menendez

01/04/2012 § 1 Comment

Ngắm Đàng Thánh Giá là một việc đạo đức, trong đó chúng ta sống lại cuộc Thương Khó của Chúa và tâm tình với Người về những việc đã xảy ra trong cuộc Khổ Nạn. Trong cuộc tâm tình này, thường thường là chúng ta nói với Chúa, qua những mẫu kinh và lời suy gẫm đã được sọan. Ở đây, với tài liệu này, chúng ta sẽ nghe Chúa nói, qua miệng của một nữ tu: chị Josefa Menendez. Chúa đã tâm tình với nữ tu này vào ngày Thứ Tư Tuần Thánh (28-03-1923) và hai ngày sau đó, đã yêu cầu chị ghi chép lại những lời tâm tình này.

14 Điều Chúa Hứa Cho Những Ai Siêng Năng Viếng Đàng Thánh Giá

Vậy, mời bạn hãy Ngắm Đàng Thánh Giá bằng cách lắng tai nghe những lời Chúa tâm tình như đang nói với chính bạn. “Con hãy ngắm nhìn Cha trên đường Thương Khó dẫn tới núi Can-vê, nơi thấm ướt Máu Thánh Cha. Con hãy tôn thờ và dâng kính Máu Thánh này lên Đức Chúa Cha để xin Ngài ban ơn cứu độ cho loài người.”

Kinh đọc trước khi suy gẫm đàng Thánh Giá

          Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chúng con ước ao ngắm 14 nơi thương khó Đức Chúa Giêsu trong đàng Thánh giá này, cho được kính mến trả nghĩa Đức Chúa Giêsu. Chớ gì chúng con được  đến viếng những nơi thương khó ấy, như bổn đạo thành Giêrusalem cho được ăn mày các ơn bởi đàng thánh giá mà ra. Song le chúng con là con chiên lạc xa đàng thì xin dâng lòng chúng tôi làm đàng thánh giá mà ngắm, cùng in vào lòng những sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu, để mà yên ủi chúng con ở chốn khách đời này, cho ngày sau được trông cậy 14 nơi thương khó ấy, như bậc thang đem chúng con về thiên đàng mà hát mừng tạ ơn Đức Chúa Giêsu đời đời chẳng cùng. Amen.

**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

1. Chặng Thứ Nhất : Cảnh Philatô luận án tử hình Thầy.


NHD: Con hãy lắng tai nghe Philatô lên án tử hình Thầy, và hãy nhìn xem Trái Tim Thầy tiếp nhận bản án đó trong thinh lặng, nhẫn nại và từ ái như thế nào.
Nếu muốn bắt chước và noi gương Thầy, con hãy học cho biết giữ thinh lặng và thanh thản trước tất cả những gì làm con đau khổ và trái ý.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Nơi thứ I:
Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu là Vua cả trên trời dưới đất, là Đấng thiên hạ ước ao lâu đời, mà Philatô luận giết Chúa con cách xấu hổ nhuốc nha dường ấy. Xin ban ơn cho con ăn năn đền tội, cho đáng Chúa con cứu lấy con nơi toà phán xét sau này.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

2. Chặng Thứ Hai : Đón nhận Thâp giá


NHD: Con hãy nhìn xem cây Thánh giá được đặt lên vai Thầy. Cây Thánh giá thật là nặng nề, song Tình yêu của Thầy đối với loài người còn nặng hơn thế nhiều.
Hỡi con là kẻ mến yêu Thầy, hãy đem so sánh những đau khổ của con với Tình yêu của Thầy và đừng để cho bất cứ sự gì làm dập tắt mất Tình yêu ấy.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Nơi thứ II:
Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá.

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu chịu đánh nát cả và mình ra, cùng vác Thánh Giá nặng vì tội chúng con. Xin ban ơn cho con chịu các sự khốn khó trong bậc con, như Thánh Giá Đức Chúa Trời đã định cho con phải chịu mà theo chân Đức Chúa Giêsu cho trọn.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

3. Chặng Thứ Ba : Ngã vì sức nặng cây thập giá.


NHD: Sức nặng của Thánh giá đã xô Thầy té xuống đất, nhưng Tình yêu đối với loài người đã vực Thầy đứng dậy và giúp Thầy thêm can đảm đi tiếp con đường Thương Khó.
Con đã được kêu gọi cùng Thầy chia xẻ sự nặng nề của cây Thánh giá. Hãy xét lại xem lòng thương yêu người anh em có giúp con thêm sức mạnh để tiến bước trên con đường từ bỏ, hay ngược lại, vì quá yêu chính thân mình nên con đã đành gục ngã dưới sức nặng của cây Thánh giá.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Nơi thứ III:
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
Lạy ơn Đức Chúa Giêsu chịu nhiều sự khốn khó cùng nhịn đói, vác Thánh giá nặng yếu nhọc hết sức, thì ngã xuống đất. Xin ban ơn cho con  giữ  mình cho đến chết, chớ để con phạm tội lỗi gì mất lòng Chúa con.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

4. Chặng Thứ Tư : Gặp Đức Mẹ trên đường vác thập giá.

NHD: Nơi đây, Thầy gặp Mẹ chí thánh dấu ái của Thầy. Con hãy nhìn ngắm hai Trái Tim của Thầy và của Mẹ đang chịu cực hình. Nhưng nỗi đau khổ của hai Trái Tim được hòa với nhau, giúp Thầy và Mẹ thêm mạnh sức và làm cho Tình Yêu chiến thắng.
Con cũng đi trên con đường thương khó và có lòng mến yêu  Thầy. Vậy hãy để cho sự đau khổ của các con giúp mình hồi sức lại và mạnh mẽ tiến bước, để Tình Yêu có thể chiến thắng.
Hãy kết hiệp với nhau trong đau khổ để được thêm mạnh sức và vui lòng đón nhận những gai góc trên đường đời.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Nơi thứ IV:
Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu  vác Thánh Giá.
Lạy ơn Đức Mẹ, khi trước thấy Con ra đời thì Thiên Thần hát mừng, mà rầy thấy Con nát cả và mình ra trong tay quân dữ đem đi giết, thì lòng Đức Mẹ đau đớn như phải dao sắc thâu qua lòng vậy. Xin Đức Mẹ cầu bầu cho chúng con được lòng ăn năn đau đớn, và cầu cho kẻ có tội được trở lại cùng Đức Chúa Trời.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

5. Chặng Thứ Năm : Vác đỡ Thánh giá cho Chúa Giêsu


NHD: Con hãy nhìn ngắm người được lệnh vác Thánh giá đỡ cho Thầy. Công việc thật nặng nề vất vả mà công lênh chẳng có bao nhiêu. Và đồng thời con hãy nhìn xem; Thầy càng lúc càng kiệt sức.
Khi cảm thấy yếu lòng trước những cố gắng phải thực hiện khi mình không mong muốn, thì con hãy nhớ rằng con được kêu gọi vác Thánh giá; không phải là để được hưởng một ân huệ gì nơi trần thế, mà chính là để có được Sự Sống muôn đời và giúp cho nhiều nhiều người khác cũng được diễm phúc như vậy.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Nơi thứ V:
Ông Simon vác Thánh giá  đỡ Đức Chúa Giêsu

Khi quân dữ thấy Đức Chúa Giêsu yếu nhọc hầu chết, thì nó bắt ông Ximong vác Thánh Giá đỡ Đức Chúa Giêsu. Thương ôi. Nào con chiên Chúa con đâu hết mà để Thánh giá nặng cho kẻ ngoại vác làm vậy. Xin ban ơn giúp sức cho con cùng kẻ thuộc về con được chịu mọi sự khó bằng lòng, như vác đỡ Thánh giá Đức Chúa Giêsu vậy.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

6. Chặng Thứ Sáu : Bà Vêronica trao khăn lau mặt


NHD:  Hãy nhìn ngắm thái độ đầy lòng mến yêu của người phụ nữ khi trao khăn cho Thầy lau mặt và lòng can đảm của bà bất chấp đám đông đang nhìn mình một cách khinh miệt.
Con đừng vì lòng tự ái, sợ bị người ta khinh chê, hay vì vị nể mà thiếu can đảm không dám lau sạch các thương tích của Thầy bằng những cử chỉ quảng đại. Con hãy nhìn xem: mặt Thầy đang chan hòa những máu!
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Nơi thứ VI:
Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt

Con khen lòng mạnh bạo bà Veronica chẳng sợ quân dữ, một mến Đức Chúa Giêsu, mà thấy cả và mình máu chảy ra, thì trao khăn cho Người lọt mặt đi. Xin in hình tượng Đức Chúa Giêsu vào lòng con, như in vào khăn bà Veronica cho con được lòng mến Đức Chúa Giêsu cho trọn.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

7. Chặng Thứ Bảy : Ngã quỵ vì sức nặng cây thập tự.

NHD: Sức nặng của cây Thánh giá và con đường Thương Khó quá dài và quá cực nhọc đã làm Thầy kiệt sức. Không một ai lại gần để nâng đỡ Thầy, mà tâm hồn Thầy thì ray rứt và tan nát. Thầy quá mệt và ngã xuống đất lần thứ hai.
Con là kẻ đang vác Thánh giá theo Thầy. Đừng ngã lòng khi cảm thấy tâm hồn lạnh nhạt khô khan, thấy đời mình thiếu sự ủi an và mọi nâng đỡ về phần thiêng liêng.
Hãy lấy lại can đảm bằng cách ngắm nhìn Thầy là gương mẫu cho con trên đường lên núi Canvê. Chúa của con đã ngã xuống đất lần thứ hai… song Người đã trỗi dậy để đi cho hết con đường Thương Khó. Nếu con muốn thêm sức mạnh thì hãy đến với Thầy.

**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Nơi thứ VII:
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai.

Các sự khốn khó Đức Chúa Giêsu chịu một ngày một hơn gượng đi chẳng được, thì ngã xuống đất lần nữa, quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng. Xin Đức Chúa Giêsu ban ơn cho con được giữ lòng vững vàng đi đàng nhân đức một ngày một hơn.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
**Xin Chúa thương xót chúng con.

8. Chặng Thứ Tám : Đứng lại an ủi nhân loại

    NHD: Trước sự khốn khó tủi nhục của Thầy, một số người phụ nữ thành Giêrusalem đã tỏ lòng khóc thương. Người thế gian khóc thương trước cảnh đau khổ. Phần Thầy, Thầy bảo các con: hiện nay, các con đi theo Thầy trên con đường Thương Khó chật hẹp; mai sau thiên hạ sẽ thấy các con đi giữa những cánh đồng đầy hoa, trong khi thế gian và những kẻ theo nó sẽ phải đi giữa những cánh đồng đầy lửa do các thú vui và hưởng thụ ngày nay tạo ra.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Nơi thứ VIII:
Đức Chúa Giêsu đứng lại an ủi con thành Giêrusalem.Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chẳng nề chịu trăm nghìn sự thương khó, cho được đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem như Cha yên ủi con trong cơn khóc lóc. Xin Đức Chúa Giêsu yên ủi linh hồn con cùng các con chiên nước này, như yên ủi con thành Giêrusalem vậy, chớ để chúng con mồ côi làm chi.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
**  Xin Chúa thương xót chúng con.

9. Chặng Thứ Chín :  Ngã quỵ vì sức nặng Thập Giá


NHD: Hãy nhìn ngắm Thầy ngã xuống đất lần thứ ba khi đi gần tới núi Canvê… Thầy muốn ban thêm sức mạnh cho những kẻ đang trong nguy cơ bị hư mất. Thầy muốn Máu đổ ra từ các thương tích Thầy trong dịp này tẩy rửa họ sạch mọi tội lỗi, giúp họ đủ sức mạnh trỗi dậy lần cuối cùng trước khi tiến tới ngưỡng cửa Sự Sống đời đời.
Phần con là kẻ ước ao trở nên giống Thầy, đừng bao giờ từ chối làm những việc khó khăn cực nhọc, cho dù có vì thế mà phải mang thương tích. Con đừng lo, Máu đó sẽ trở nên nguồn mạch Sự Sống.
Hãy bắt chước Đấng làm gương mẫu cho con đang tiến lên đỉnh núi Canvê.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Nơi thứ IX:
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất  lần thứ ba.Lay ơn Đức Chúa Giêsu, đã gần đến núi Calavariô, chẳng còn ai nhìn, máu đã chảy ra hết thì ngã xuống đất một lần nữa. Ớ con cháu Adong, hãy xem Chúa mình ngã xuống đất nhiều lần làm vậy vì ai? Xin Đức Chúa Giêsu thương chúng con cho đến sau hết, chớ bỏ con mọn yếu đuối dại dột làm chi.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

10. Chặng Thứ Mười :  Lý hình lột áo Thầy

    NHD: Hãy nhìn xem lý hình lột áo Thầy ra với thái độ thật hung hăng dữ dằn. Và hãy ngắm nhìn thái độ thinh lặng và bỏ mặc của Thầy.
Phần con, hãy lột bỏ của cải, lột bỏ ý riêng con và tất cả những gì mình có… Bù lại, Thầy sẽ dùng kho tàng quý báu của Trái Tim Thầy mà mặc vào cho con.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
** Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Nơi thứ X: 
Quân dữ lột áo Đức Chúa GiêsuLạy ơn Đức Chúa Giêsu, khi quân dữ toan đóng đanh Đức Chúa Giêsu thì nó lột áo ra hết để cho xấu hổ cùng đau đớn, xin ban ơn cho con giữ mình cho khỏi chước ma quỉ cám dỗ.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
**  Xin Chúa thương xót chúng con.

11. Chặng Thứ Mười Một:  Lý hình đóng đinh Thầy vào Thập giá


NHD: Thầy đang ở trên núi Canvê, nơi Thầy sẽ phó mình chịu chết. Lý hình vật ngửa Thầy ra và đóng đinh Thầy vào cây Thánh giá. Bây giờ thì Thầy không còn gì nữa, không còn cả sức cử động tay và chân… Nhưng không phải vì những chiếc đinh mà Thầy lâm vào tình trạng này, mà đó là vì Tình Yêu. Chính vì thế, Thầy không hề mở miệng phàn nàn thở than.
Phần con, nếu có bị đóng đinh vào Thánh giá thì đừng có phàn nàn thở than. Trái lại, con hãy đến với Thầy, Thầy sẽ ban cho con sức mạnh.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Nơi thứ XI:
Quân dữ đóng đanh Đức Chúa Giêsu.Lạy ơn Đức Chúa Giêsu chịu đóng đanh vào Thánh Giá vì tội con, xin ban ơn cho con đóng đanh tính xác thịt con vào Thánh Giá Chúa con, kẻo còn phạm tội lỗi nữa.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

12. Chặng Thứ Mười Hai : Trút hởi thở trên Thập  giá


NHD: Cây Thánh giá là người bạn đồng hành của Thầy trên con đường Thương Khó, và Thầy đã thở hơi thở cuối cùng trên cây Thánh giá này.
Hỡi con là người suốt đời đã đồng hành với cây Thánh giá, hãy tin tưởng rằng con sẽ được thở hơi cuối cùng trong đôi tay của Thánh giá và cây Thánh giá chính là cửa mà con sẽ đi qua để bước vào Sự Sống. Hãy âu yếm ôm lấy Thánh giá và coi đó như là kho tàng châu báu lớn nhất của con.**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Nơi thứ XII
Đức Chúa Giêsu sinh  thì  trên Thánh GiáLạy ơn Đức Chúa Giêsu chịu mọi sự khó cho đến gần hết hơi, thì gục đầu xuống giã (biệt) Đức Mẹ mà sinh thì, xin ban ơn cho con giữ đạo cho đến giờ sau hết được phó linh hồn trong tay Chúa con.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
**  Xin Chúa thương xót chúng con.

13. Chặng Thứ Mười Ba : Hạ xác Thầy xuống khỏi Thập  giá

 
NHD: Con hãy ngắm nhìn con người công chính đang âu yếm tháo gỡ thân xác Thầy khỏi cây Thánh giá và đưa xuống trao cho Mẹ của Thầy. Mẹ Thầy đã tiếp nhận lấy để tôn thờ, hôn kính, và nhỏ những giòng lệ đau thương xuống trên mặt và thân mình Thầy, trước khi trao lại cho các người môn đệ để họ ướp thuốc thơm và đem an táng trong Mồ đá.
Phần con, con hãy đến đón nhận lấy Thân xác Thầy và đặt trong Mồ đá là trái tim con. Đồng thời hãy nói vài lời để an ủi Mẹ của Thầy, cũng là Mẹ của con.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô,
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Nơi thứ XIII
Tháo đanh Đức Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Đức Mẹ.Ai xem thấy hai ông thánh tháo đanh Đức Chúa Giêsu, mà đem xác xuống cách thảm thiết làm vậy mà cầm nước mắt được ru? Xin ban ơn cho con gỡ mình cho khỏi các tội, như tháo đanh Đức Chúa Giêsu vậy.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
** Xin Chúa thương xót chúng con.

14. Chặng Thứ Mười Bốn : Táng xác Thầy trong mồ đá


NHD: Con hãy ngắm nhìn các môn đệ đang nhẹ nhàng kính cẩn đặt Thân xác Thầy trong mồ đá, một mồ đá hoàn toàn mới, chưa hề an táng một ai.
Con cũng hãy làm như vậy: với những cử chỉ nhẹ nhàng kính cẩn của lòng mến, con hãy an táng Thân mình Thầy trong mồ đá trái tim con, một trái tim chan chứa tình yêu mãnh liệt, bền vững và quảng đại.
**Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
**Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Nơi thứ XIV
Táng xác Đức Chúa Giêsu trong hang đáÔng thánh Giuse, ông thánh Nicôđêmô, ông thánh Gioan tắm xác Đức Chúa Giêsu cho sạch các dấu, lấy thuốc thơm mà xức, lấy khăn sạch mà bọc cùng táng trong hang đá. Mọi sự khốn khó Đức Chúa Giêsu chịu nào có khi nào khó khăn thiếu thốn cho bằng khi táng xác ru? Xin ban lòng mến cho con như thuốc thơm và lòng sạch sẽ như khăn sạch, cùng lòng vững vàng như hang đá và các ơn bởi sự thương khó Đức Chúa Giêsu. Xin cho con dọn mình chịu Mình Thánh Máu Thánh Đức Chúa Giêsu vào lòng như táng nhiệm ở đời này, cho ngày sau được xem thấy tỏ tường Đức Chúa Giêsu hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha, cùng Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
**Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.
**  Xin Chúa thương xót chúng con.Lạy Cha – kính mừng – sáng danh …
(**Dâng những hy sinh, hãm mình, Đền Tạ với ý chỉ … cầu cho người tội lỗi và các Linh Hồn)

http://gdpttt.org/vi/

Nguồn gốc tấm hình “Lòng Chúa Thương Xót”

31/03/2012 § Leave a comment

Ngày 22/02/1931, tại tu viện Plock sơ Faustina được Chúa Giêsu hiện ra. Trong nhật ký sơ ghi:

Ðêm đó, tôi được nhìn thấy Chúa Giêsu hiện ra. Ngài mặc áo trắng, một tay Chúa giơ lên ban phép lành, tay kia đặt trước ngực. Từ nơi ngực Chúa có hai luồng ánh sáng chiếu tỏa ra. Một luồng màu đỏ, luồng kia màu trắng nhạt. Chúa phán với tôi: “Con hãy vẽ một bức hình, theo những gì con trông thấy đây, với lời ghi chú: Giêsu, con tín thác vào Chúa” (gốc tiếng Ba Lan là Jezu, Ufam Tobie, ta thường thấy bản dịch ra tiếng Anh là Jesus, I trust in you)

Sơ có hỏi về ý nghĩa của 2 luồng sáng đó, Chúa nói: “Những luồng ánh sáng trắng nhạt biểu hiện Nước, sẽ làm cho các linh hồn nên công chính đạo đức. Những luồng ánh sáng màu đỏ biểu hiện Máu, là sự sống của các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này, phát xuất từ chốn sâu thẳm của lòng xót thương dịu dàng và êm ái nhất của Ta, lúc trái tim hấp hối Ta bị lưỡi thâu mở rộng ra. Phúc cho ai ẩn náu trong sự che chở của những luồng ánh sáng này, vì bàn tay công thẳng của Thiên Chúa không giáng phạt họ.”

Sơ đi hỏi mẹ bề trên, và bà đã trả lời: “Con hãy vẽ Chúa đi”. Nhưng vì khả năng hạn hẹp, nên dù đã cố gắng, không có bức vẽ nào đẹp. Năm 1934, cha linh hướng Michal Sopócko của sơ liên lạc với 1 họa sĩ tên là Eugeniusz Kazimirowski ở Wilno, để vẽ lại ảnh Chúa theo sự mô tả của sơ, nhưng không được như ý lắm. Đêm sau Chúa phán: “Giá trị của tấm ảnh này không căn cứ trên nét đẹp của màu sắc, nét vẽ, nhưng là ơn phúc của Ta. Đó là một nhắc nhở về lòng thương xót của Ta, Ta ban cho loài người con tàu để đưa họ tới nguồn suối xót thương và múc lấy mọi ơn phúc. Con tàu đó là tấm ảnh này.”

Sau khi người nữ tu Maria Faustina qua đời ngày 05/10/1938, hương thơm thánh thiện của sơ lan tỏa nhiều nơi cùng với sự phổ biến rộng rãi việc thực hành lòng tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa. Ngoài ra, nhiều người đã được những ơn lành Thiên Chúa ban cho qua lời cầu bầu của sơ Maria Faustina. Tuy nhiên, tiến trình dẫn đến việc phong thánh cho nữ tu Maria Kowalska gặp phải nhiều thử thách. Mặc dầu tại Ba Lan nhiều tín hữu rất sùng mộ và học hỏi sứ điệp Lòng Thương Xót Chúa được ghi lại trong nhật ký của sơ, Toà Thánh đã từng lên án cuốn sách này là “lạc đạo” vào năm 1959. Ðiều đó cũng dễ hiểu bởi vì Toà Thánh Roma nhận được một bản dịch nhật ký từ tiếng Ba Lan và được viết từ một người mới học hết lớp 3 (nữ tu Faustina là một người ít học nên nhật ký của sơ hầu như chẳng có ghi dấu chấm phết gì cả).

Khi Ðức Cha Karol Wojtila (Ðức Gioan Phaolô II tương lai) trở thành Tổng Giám mục Krakow năm 1964, ngài đứng trước một tình trạng tế nhị. Dầu sao đi nữa, ngài rất quen thuộc với sứ điệp nữ tu Faustina phổ biến vì lúc còn là chủng sinh “chui” trong thời Ðệ Nhị Thế chiến khi Ðức Quốc Xã cai trị Ba Lan, ngài đã thường xuyên viếng thăm Ðền Lòng Thương Xót Chúa ở đồi Lagiewniki, Krakow, nơi nữ tu Faustina từng cư ngụ và qua đời. Ðức Tổng Giám mục Karol Wojtila cho điều tra sự việc và sau đó cho dịch lại một bản mới nhật ký của sơ Faustina để gửi cho Toà Thánh. Nhờ đó, vào năm 1978 Toà Thánh đã rút lại lệnh cấm cuốn nhật ký của Faustina, chỉ sáu tháng trước khi Ðức Tổng Giám mục Karol được bầu làm Giáo hoàng.

Ngày 18/04/1993, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong Chân phước cho Nữ tu Faustina Kowalska sau khi một người phụ nữ tên Maureen Digan được chữa lành khỏi một bệnh di truyền về máu nhờ lời cầu bầu của nữ tu Faustina. Và cuộc phong thánh vào ngày 30/04/2000 với rất nhiều người tham dự là kết quả của một phép lạ chữa lành cha Ronald P. Pytel (Baltimore, Hoa Kỳ) khỏi bệnh tim. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi Thánh nữ Maria Faustina là “món quà của Thiên Chúa ban cho thời đại chúng ta”.

Trong bài giảng của buổi lễ phong thánh, Ðức Thánh Cha nói: “Tương lai của nhân loại trên mặt đất này sẽ ra sao? Chúng ta không được biết. Tuy nhiên, con người có thêm tiến bộ thì không may cũng không thiếu kinh nghiệm đớn đau. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa. sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba. Ðức Thánh Cha cũng đã chính thức công bố từ nay về sau Chúa nhật II Phục sinh sẽ được gọi là Chúa nhật kính Lòng Thương Xót Chúa”. Trong bài giảng, Ðức Thánh Cha cho rằng chỉ khi nào con người cảm nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì con người mới có thể “nhìn vào anh chị em của mình với đôi mắt mới, với thái độ vị tha và liên đới, đại lượng và tha thứ”. Việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa hiện nay được phổ biến trong 29 quốc gia khắp thế giới (số liệu năm 2003) qua sự cổ võ hoạt động của khoảng 2 triệu thành viên trong tổ chức “Tông đồ Lòng Thương Xót Chúa” gồm các linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Quyển nhật kí của sơ Maria Faustina sau này được biên tập và xuất bản lại dưới tựa đề: Divine Mercy in My Soul: The Diary of St. Faustina

Vào năm 1943, một họa sĩ tên là Adolf Hyla đã vẽ lại bức tranh Lòng Thương Xót Chúa, và đây là bức tranh chính thức thứ hai (được treo trên mộ của Thánh nữ Maria Faustina trong tu viện Our Lady of Mercy ở Cracow-Lagiewniki, ba Lan), sau bức đầu tiên của họa sĩ Eugeniusz Kazimirowsk, bức này được lan truyền và sao chép lại khá giống với các bức hình mà ta thấy ngày nay. Ngoài ra, người ta còn cho rằng bức vẽ thứ ba cũng khá phổ biến là của họa sĩ người Mỹ – Robert Skemp, vẽ Chúa đứng trước một cánh cửa hình vòm.

Tóm lược thông điệp Lòng Thương Xót Chúa P2

11/02/2012 § 1 Comment

Tóm lược thông điệp Lòng Thương Xót Chúa P1

Trong phần này

  1. Giờ Của Lòng Thương Xót
  2. Lần Chuỗi Lòng Thương Xót
  3. Trưng Bày và Tôn Sùng Ảnh Lòng Thương Xót
  4. Tuần Chín Ngày Cầu Xin Lòng Thương Xót
  5. Cử Hành Lễ Kính Lòng Thương Xót
  6. Ơn Toàn Xá Ngày Kính Lòng Thương Xót Chúa
  7. Rao Truyền Lòng Thương Xót Chúa
  8. Lời kết

1. Giờ Của Lòng Thương Xót

Chúa Giêsu yêu cầu chị Faustina cầu nguyện và suy ngắm về cuộc thương khó của Người mỗi ngày khi nghe đồng hồ điểm 3 giờ chiều. Đây là giờ phút đánh dấu Người trút hơi thở cuối cùng và chết trên cây thập giá :

“Mỗi ngày, vào lúc 3 giờ chiều, hãy khẩn cầu Lòng Thương Xót của Ta cho các tội nhân cách riêng. Và nếu có thể trong giây lát, con hãy trầm mình vào cuộc khổ nạn của Ta, đặc biệt lúc Ta bị bỏ rơi trong cơn hấp hối. Đây là giờ cao điểm của lòng thương xót vĩ đại tuôn đổ xuống trên thế giới… Trong giờ này, Ta sẽ chẳng từ chối bất cứ điều gì với các linh hồn kêu van Ta nhân danh cuộc tử nạn của Ta… Đây là giờ ân sủng của toàn thế giới. Nếu không thể vào nhà nguyện, thì dù ở đâu, con cũng cứ trầm mình một phút ngắn ngủi cầu nguyện nhớ đến Ta là đủ. Ta yêu cầu mọi tạo vật tôn sùng Lòng Thương Xót của Ta.” (NK, 1320).

2. Lần Chuỗi Lòng Thương Xót

Qua chị Faustina, Chúa cũng yêu cầu nhân loại phải thực thi việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa bằng cách cụ thể là lần ‘Chuỗi Lòng Thương Xót’ Theo bút tích trong cuốn nhật ký của Faustina, những ai cậy trông và thực hiện việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa bằng cách xưng tội, rước lễ và lần chuỗi lòng thương xót thì sẽ được ơn chết lành, phần rỗi cho mình hoặc cho những người mình cầu nguyện cho, được ơn hoán cải những kẻ tội lỗi, và được nhận lời khấn xin, miễn là hợp ý Chúa (NK, 687, 1541, 1731).

“Các linh mục hãy giới thiệu chuỗi hạt này cho các tội nhân, vì đó là hy vọng cuối cùng của họ. Cho dù tội nhân nào hết sức chai đá cứng lòng, nhưng nếu kẻ ấy chịu đọc chuỗi này chỉ một lần thôi, thì sẽ nhận được ân huệ từ lòng thương xót vô biên của Ta.” (NK, 687).

3. Trưng Bày và Tôn Sùng Ảnh Lòng Thương Xót

Năm 1931, Chúa Giêsu hiện ra với chị Faustina. Trang phục Chúa màu trắng. Bàn tay phải Chúa giơ lên, như để chúc lành. Bàn tay trái áp vào nơi trái tim, từ nơi đó chiếu ra 2 luồng ánh sáng : một luồng màu đỏ, một luồng màu trắng. Chúa truyền cho chị :

“Con hãy cho họa lại một bức ảnh giống như con đã thấy với hàng chữ : LẠY CHÚA GIÊSU, CON TÍN THÁC VÀO CHÚA. Luồng ánh sáng trắng biểu thị Nước, dòng nước rửa sạch tội lỗi, làm cho các linh hồn trở nên công chính. Luồng ánh sáng đỏ biểu thị Máu, Máu này ban sự sống cho các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này phát xuất từ Lòng Thương Xót của Ta, vào giờ trái tim hấp hối của Ta được mũi giáo mở ra trên thập giá. Phúc cho kẻ nào náu thân nơi đó, bởi vì cánh tay công lý của Thiên Chúa sẽ không đụng chạm đến họ…”

“Ta hiến cho nhân loại một nguồn mạch mà từ đó tuôn ra những ân sủng của lòng thương xót. Nguồn mạch đó là bức ảnh này với dòng chữ : Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa” (NK, 327)

“Linh hồn nào tôn sùng ảnh này, sẽ không bị hư mất. Ta cũng hứa sẽ cho họ thắng được những kẻ thù trên trái đất này, đặc biệt là trong giờ chết. Ta sẽ bảo vệ họ như bảo vệ chính vinh quang của Ta. Hãy trưng bày và tôn sùng ảnh này trên khắp thế giới…”(NK, 47-48).

4. Tuần Chín Ngày Cầu Xin Lòng Thương Xót

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1937, Chúa Giêsu truyền cho chị Faustina làm tuần chín ngày trước Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa. Khởi sự từ Thứ Sáu Tuần Thánh tới hết Thứ Bảy tuần sau, để cầu cho thế giới được hoán cải và đón nhận lòng thương xót của Người. Chúa đích thân chỉ định ý cầu nguyện cho từng ngày, cho mỗi hạng người.

“Ta ước mong con đem được nhiều linh hồn đến với nguồn lòng thương xót của Ta trong chín ngày này, để họ có thể kín múc được sức mạnh của nuôi bổ dưỡng và bất kỳ ân sủng cần thiết nào trong cuộc sống gian nan, nhất là trong giờ chết.”

5. Cử Hành Lễ Kính Lòng Thương Xót

Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa được cử hành vào ngày Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh (tức Chúa Nhật II mùa Phục Sinh) Chúa nói với chị thánh Faustina :

“Chúa Nhật đầu tiên sau Phục Sinh được đặt làm Đại Lễ Tôn Kính Lòng Thương Xót. Đến ngày đó, các linh mục phải nói cho tất cả mọi người biết về Lòng Thương Xót bao la hải hà của Ta… Con hãy làm tất cả những gì có thể cho sự rao truyền Lòng Thương Xót của Ta. Và Ta sẽ ban cho nhân loại một hy vọng cuối cùng để được cứu độ, đó là cầu viện đến Lòng Thương Xót của Ta. Trái tim Ta lấy làm hoan hỉ về ngày lễ kính này. Loài người sẽ không có hòa bình bao lâu chưa quay về với nguồn Lòng Thương Xót của Ta.”

6. Ơn Toàn Xá Ngày Kính Lòng Thương Xót Chúa

Ngày 04-08-2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh. Sắc lệnh khẳng định rằng ơn toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

7. Rao Truyền Lòng Thương Xót Chúa

Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viết : “Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, và cách riêng trong thời hiện tại chúng ta đang sống, Giáo Hội phải coi một trong những nhiệm vụ chính yếu của mình là rao truyền và thể hiện Lòng Thương Xót Chúa đã được mạc khải một cách tuyệt vời trong Đức Kitô.” Đòi hỏi này ta cũng thấy dày đặc trong nhật ký của chị nữ tu Faustina: “Hãy rao truyền cho thế giới biết lòng thương xót khôn thấu của Ta (NK, 1142).

“Con hãy nói với nhân loại khổ đau rằng : Hãy đến nép mình trong trái tim từ bi thương xót của Ta, Ta sẽ ban cho họ chan chứa sự bình an (NK, 1074) “Những linh hồn nào làm sáng danh lòng thương xót Ta ở khắp mọi nơi. Ta sẽ che chở họ suốt đời như một bà mẹ che chở con thơ. Và đến giờ chết của họ, Ta sẽ không cư xử với họ như một quan toà, nhưng như một vị cứu tinh đầy thương xót (NK, 1075)

“Con hãy làm bất cứ việc gì trong khả năng của con, để phổ biến việc tôn sùng Lòng Thương Xót Ta thì Ta sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của con. “Con hãy nói với các linh mục của Ta rằng : Kẻ tội lỗi chai đá cứng lòng sẽ ăn năn sám hối, khi nghe các ngài nói về lòng thương xót khôn dò của Ta bày tỏ với họ. Những linh mục nào rao giảng và tán dương lòng thương xót của Ta, sẽ được Ta ban cho quyền năng thần diệu : Ta sẽ làm cho lời lẽ các ngài nói ra mượt mà óng ả và gây chấn động trong trái tim những ai nghe các ngài nói.” (NK, 1074).

8. Thay lời kết:

Cùng với những việc đạo đức tốt lành mà Chúa muốn chúng ta thực hiện để tỏ lòng tôn kính Lòng Thương Xót Chúa như Ngài đã nhắn nhủ qua chị thánh Faustina mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, điều quan trọng nhất mà Chúa muốn là chúng ta phải luôn hoán cải và thăng tiến đời sống tâm linh của mình. Việc đó phải được thể hiện cách cụ thể trong đời sống yêu thương phục vụ hằng ngày. Nếu ta chỉ dừng lại ở những “việc đạo đức” qua việc kinh kệ rổn rang, giang tay cầu khấn rõ to, rồi tranh giành ảnh hưởng, kèn cựa lẫn nhau trong “việc đạo đức”, mà không có “lòng đạo đức” thực sự thì ta sẽ đánh mất giá trị thiêng liêng của những việc sùng kính, và làm cho đạo Công Giáo dễ bị hiểu lầm là một mớ những nghi thức phù phép vô bổ.

Ta cũng sẽ trở thành người “lạm dụng” Lòng Thương Xót Chúa khi chỉ mưu danh cầu lợi, khi chỉ dừng lại ở việc “xin xỏ” hết ơn này đến ơn khác, hoặc tìm những “dấu lạ” để thoả mãn tính hiếu kỳ. Nếu ta sốt sắng làm “việc đạo đức” để gọi là tôn kính Lòng Thương Xót Chúa mà cuộc sống của mình chưa được biến đổi, chưa biết xót thương anh chị em mình, như thế làm sao ta trông mong được Chúa xót thương? Làm sao ta cho rằng mình đã hiểu được sứ điệp Lòng Thương Xót Chúa ? Và làm sao loan truyền Lòng Thương Xót Chúa bằng chính đời sống của mình được? Con người ngày nay cần những chứng nhân sống động của Lòng Thương Xót Chúa hơn là những người chỉ đi hô hào về Lòng Thương Xót Chúa, phải thế không ?

Lm. Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể

Tóm lược thông điệp Lòng Thương Xót Chúa P1

11/02/2012 § 3 Comments

Tóm lược thông điệp Lòng Thương Xót Chúa P2

Nữ tu Faustina Kowalska, Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1905 và qua đời ngày 05 tháng 10 năm 1938 vì chứng bệnh lao phổi tại Dòng Đức Mẹ Nhân Lành ở Crakow, nước BaLan. Chị đã được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh ngày 30-4-2000. Chính vị Giáo Hoàng này (đã được phong Á Thánh ngày 01-05-2011) cũng là người có lòng sùng kính cách đặc biệt Lòng Thương Xót Chúa theo sứ điệp và linh đạo được ghi lại bởi chị thánh Faustina trong cuốn “Nhật Ký Lòng Thương Xót của Chúa Nơi Linh Hồn Tôi” (Diary: Divine Mercy in My Soul)

Faustina xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, phải lao động vất vả mưu sinh cho nên chỉ được học hết 3 năm tiểu học. Ngay từ nhỏ, chị đã có lòng đạo đức. Khi lên 15 tuổi, chị xin đi tu, nhưng bị từ chối vì còn quá nhỏ và học lực cũng quá kém. Mãi đến năm 20 tuổi, chị mới được nhận vào Dòng, như một người “trợ sĩ”, làm những công việc rất hèn hạ, như coi nhà, gác cổng, làm bếp, chăm sóc vườn rau. Người nữ tu trẻ bị coi như là “hèn hạ” đó lại có đức tính đặc biệt là khiêm nhường và vâng lời. Ngày 22 tháng 2 năm 1931 Chúa Giêsu đã hiện ra với chị để trao một thông điệp vĩ đại về Lòng Thương Xót Chúa cho toàn thể nhân loại.

Thông Điệp Lòng Thương Xót Chúa tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, dầu tội lỗi chúng ta có nặng thế nào đi nữa. Chúa muốn ta đón nhận Lòng Thương Xót Chúa bằng cách tín thác vào Người. Lòng Thương Xót Chúa như cơ hội vô cùng quý báu và tối hậu để cứu rỗi nhân loại. Muốn được Thiên Chúa xót thương, chúng ta cần thực hiện 3 điều kiện căn bản dưới đây :

  • 1- Thỉnh cầu Lòng Thương Xót
  • 2- Thực hành Lòng Thương Xót
  • 3- Tín thác vào Lòng Thương Xót

1. Thỉnh Cầu Lòng Thương Xót:

Chúa muốn chúng ta cầu nguyện, ăn năn sám hối, thỉnh cầu Người đoái thương đến mỗi phận người chúng ta và toàn thế giới. Qua cuộc khổ nạn, chết thập giá và phục sinh của Đức Giêsu, một đại dương Lòng Thương Xót được mở ra cho chúng ta. Chị Faustina được Chúa mời gọi phải cầu nguyện không ngừng để xin Chúa thương xót chính bản thân chị và cả nhân loại.

Chúa nói với chị : “Các linh hồn nào kêu cầu đến Lòng Thương Xót của Ta, đều làm cho Ta vui thỏa. Ta sẽ ban cho các linh hồn đó còn nhiều hơn cả điều họ xin. Thậm chí Ta cũng không trừng phạt các tội nhân gian ác nhất, nếu kẻ đó kêu cầu đến lòng trắc ẩn của Ta (trích NKLTX, 1146). Con hãy van xin lòng thương xót cho toàn thế giới (NK, 570). Không một linh hồn nào kêu cầu Lòng Thương Xót của Ta mà phải thất vọng bao giờ (NK, 1541)”.

2. Thực Hành Lòng Thương Xót:

Thiên Chúa muốn mỗi người nhận lãnh lòng thương xót cho mình, và qua mình, chúng ta truyền sang cho tha nhân. Ta phải yêu thương tha thứ cho anh em như Người đã đối xử với Ta : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12); “Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ.” (Lc 6,36).

Về việc thực hành lòng thương xót, Chúa Giêsu có những chỉ dẫn cụ thể cho chị Faustina : “Ta xin con hãy làm những việc thương xót, và chúng phải phát xuất từ tấm lòng yêu mến Ta. Con có bổn phận thi hành lòng thương xót đối với những người lân cận của mình, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, không được thoái thác hay tránh né, chữa mình. Ngay cả đức tin mạnh nhất cũng vô dụng nếu không có việc làm kèm theo.” (NK, 742). Chúa còn nhấn mạnh : “Những ai không thực hành việc gì cả, thì kẻ ấy chẳng đáng được Ta thương xót vào ngày phán xét.” (NK, 1317).

3. Tín Thác Vào Lòng Thương Xót :

Các ân huệ do Lòng Thương Xót Chúa ban tùy thuộc vào mức độ lòng tín thác của ta. Càng tin tưởng phó thác vào Chúa bao nhiêu, chúng ta càng nhận lãnh được nhiều ân huệ bấy nhiêu. Tin tưởng mà thôi chưa đủ, còn cần phải phó thác triệt để.

Chúa nói với chị thánh Faustina : “Ta chính là tình yêu và lòng thương xót. Khi một linh hồn tiến đến gần Ta với lòng tín thác, Ta đổ tràn đầy ân sủng trên người ấy, đến mức độ người ấy không thể chỉ giữ riêng cho mình, mà phải toả ra cho các linh hồn khác được nhờ.” (NK, 1074).

Lm. Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể

Bức tâm thư lòng nhân hậu của Cha – P2

07/02/2012 § Leave a comment

Giới thiệu bức tâm thư lòng nhân hậu của Cha

Bức tâm thư lòng nhân hậu của Cha – P1

CON LÀ MỘT SÁNG TẠO NHIỆM MẦU NHẤT CỦA TA.

Con có nghèo như con nghĩ?

Hãy đếm lại tài sản của con. Hãy đếm lại vài ân phúc mà ta vừa kể. Và hãy tự hỏi : có nhà tỷ phú nào trên thế giới này mà không trao đổi hết gia tài của họ để hưởng thêm những ân phúc đó trước giờ nhắm mắt?

Bây giờ con đã hiểu cái bí mật đầu tiên của hạnh phúc và thành công, như vậy con có đầy đủ dụng cụ và khả năng để xây dựng nền móng cho tòa lâu đài của đời con.

Hãy đếm những ân phúc và hiểu rằng con là một sáng tạo nhiệm mầu nhất của ta. Không hiểu và cảm nhận được nguyên lý này, con sẽ không bao giờ có thể trở về được từ cõi chết mòn hiện tại.

Và ngay cả nếu con đang thiếu hụt vật chất, hãy nhớ rằng… người nghèo không phải là người có ít, mà là người muốn nhiều… rằng an sinh thực sự không do những của cải con có, mà do những của cải con không cần. Những thiếu hụt thua kém mà con nghĩ làm con thất bại, thực ra, chỉ hiện hữu trong đầu óc con.

Hãy đếm lại những ân phúc của mình. Ðếm thật kỹ. Ghi thật rõ. Ðừng bao giờ quên chúng.

Bây giờ con hãy nhận thêm nguyên lý thứ hai. Hãy tuyên dương cái độc đáo và quý hiếm của mình.

Bao lâu nay con đã hủy diệt lần mòn đời con với những mặc cảm, những bi quan. Con không thể tha thứ cho chính con vì những lầm lỡ, những thất bại, những yếu đuối của con. Thế nhưng có bao giờ con tự hỏi là tại sao ta đã sẵn sàng tha thứ tất cả tội lỗi, sai trật của con, mà con lại không thể tự tha thứ cho chính mình ? Ta nói cho con nghe bí mật này: Con là một báu vật của ta bởi vì cái độc đáo và quý hiếm của con.

Con thử nghĩ tại sao bức tranh Mona Lisa của De Vinci, 9 hợp tấu khúc của Beethoven, vở kịch Romeo và Juliet của Shakespeare… là những tuyệt phẩm vĩ đại. Bởi vì chúng độc nhất vô nhị. Không thể có một tác phẩm nào so sánh nổi. Con cũng vậy. Từ khai thiên lập địa, ta đã gọt nắn ra bao nhiêu tỷ người, và hiện trên hành tinh này có hơn sáu tỷ người, có con người nào hoàn toàn giống con hay không ? Và ngàn năm sau, cho đến tận thế, hãy tin rằng sẽ không ai hoàn toàn giống con, từ tinh thần đến vật chất, sẽ bước đi với con trên cùng mặt đất này.

Con là một sáng tạo quý hiếm và độc đáo nhất của ta.

Vậy mà con không hề biết hay cảm nhận sự thể này. Con có biết về sự kết hợp kỳ diệu của đời con không ? Rằng trong bốn trăm triệu tinh trùng từ nơi người cha của con, chỉ có một con tinh trùng là sống sót qua chặng hành trình nối liền với âm đạo của mẹ con. Cái con tinh trùng độc nhất ấy là mầm móng của đời con. Hơn ba trăm ngàn triệu tỷ tinh trùng, ta đã tạo dựng hoàn toàn khác biệt. Ta đã độc đáo thêu dệt con bằng cả ngàn triệu DNA thật đặc biệt.

Vậy mà con đã đánh giá con quá thấp khi gia tài ta cho con quá lớn !

Tệ hơn nữa, con còn để tâm nghe những lời phê bình dèm pha chê bai của kẻ tiểu nhân quanh con… và con đã tin lời họ. Tại sao?

Ngày hôm nay, con hãy tuyên dương thật hào hùng cái độc đáo và quý hiếm của mình. Ðừng dấu diếm chúng trong bóng tối. Hãy phô diễn cho toàn thế giới. Ðừng đi theo những bước chân của đám đông, ai sao tôi vậy. Ðừng nói theo hay bị nghiêng ngả theo những lời thị phi của dư luận. Ðừng làm một người tầm thường. Ðừng bao giờ bắt chước. Những kẻ bắt chước luôn luôn thua kém người mẫu vì phó bản không bao giờ so sánh nổi với nguyên bản. Hãy ngẩng cao đầu và cười hãnh diện với con người quý hiếm và độc đáo của mình.

Bây giờ con đã nhận ra hai nguyên lý của sự thành công và bình an.

  • Thứ nhất, nhớ đếm những ân phúc hằng ngày.
  • Thứ hai, hãy chân nhận và phát huy cái độc đáo của mình.

Hai điều đó sẽ giúp con thấy rằng con không bị trì trệ vô dụng vì thiếu sót dụng cụ hay vì con quá tầm thường.

Bây giờ chúng ta hãy nói đến lời than trách kế tiếp của con. Con than trách rằng mình không bao giờ gặp được cơ hội tốt.

Ta nói cho con nghe cái nguyên lý thứ ba về sự thành công. Bao nhiêu người áp dụng cái bí mật đơn giản này đã hưởng nhận hạnh phúc, danh tiếng, của cải và an bình, nhưng đa số không thích sử dụng nó. Họ đi tìm thành công bằng những con đường tắt, bằng dối trá, bằng tội lỗi… và họ đợi ma quỷ đem đến cho họ cái gọi là MAY MẮN. Họ sẽ đợi và chờ trong thiên thu, như con đã đợi đã chờ. Và họ sẽ than khóc như con đã khóc than, và họ sẽ đổ thừa cho định mệnh, cho số phận nghiệt ngã, và đổ lỗi cho ta.

Nguyên lý này thật đơn giản. Nó ứng dụng hữu hiệu cho mọi lớp người không phân biệt tuổi tác, màu da, chủng tộc hay tôn giáo.

Ðó là… nếu con phải đi một dặm đường, hãy cố gắng đi hai dặm. Luôn luôn bước thêm một bước nữa.

Cách duy nhất để thành công trong bất cứ một hoàn cảnh, một công việc nào đó là luôn luôn cố gắng vượt quá chỉ tiêu đòi hỏi nơi mình. Luôn luôn dâng hiến nhiều hơn, từ sản phẩm đến dịch vụ, từ công việc đến xử thế, bất cứ trong hoàn cảnh nào. Ðây là thói quen số một của mọi người thành công. Cách chắc nhất khiến con trở thành hèn mọn là chỉ làm đủ việc mà con đã được trả lương để làm.

Ðừng nghĩ rằng nếu con cho đi nhiều hơn con nhận là con bị lợi dụng, bị lừa gạt. Giống như một quả lắc, con càng kéo về một phía thật xa, quả lắc sẽ giao động qua chiều đối diện gấp chục lần lực đẩy. Nếu ngày nay con không nhận được phần mình, để càng lâu, phần của con sẽ sinh sôi nảy nở gấp trăm lần.

Nếu con không chịu bước đi một bước nữa, chỉ làm vừa đủ, là con đã tuyên án cho đời con một kiếp sống hèn mọn. Luật nhân quả và bù trừ luôn luôn tuyệt đối. Trái chín mà ngày nay con hưởng thụ đã hiện diện trong cái nhân con vừa gieo trồng ngày hôm qua. Không bao giờ sai trật.

Luôn luôn bước thêm một bước nữa.

Nếu con nghĩ rằng con đang phục vụ một tên chủ không biết điều, hãy tiếp tục phục vụ hắn. Hãy để ta làm người mang nợ của con. Và ta hứa sẽ trả cho con đầy đủ… Nợ càng lâu, lãi suất càng tích lũy, và con sẽ thụ hưởng toàn vẹn cái tích lũy cấp số của món nợ này.

Ta không thể ban cho con sự thành công… chỉ có con là xứng đáng với hạt giống mà con đã gieo trồng.

Hãy bước thêm một bước nữa. Và nhìn lại quanh con. Con đường ngày hôm qua mang đầy dấu tích của ích kỷ và ghen ghét, nay đã trở thành một thảm nhung của bông hoa hạnh phúc và an bình. Cái gì đã xảy ra ? Thực ra không gì cả, chỉ có chính con đã thay đổi… Và con là tất cả. Con là một sáng tạo nhiệm mầu nhất của ta, như ta đã nói.

Con nhớ lại ba nguyên lý chưa? 

  • Ðếm những ân phúc.
  • Chân nhận và phát huy cái độc đáo của mình.
  • Và đi thêm một bước nữa.

Con ơi, hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của con. Con không thể thực hiện những nguyên lý, sửa đổi lối suy nghĩ của con bằng một chớp mắt. Và con nên nhớ rằng những gì con thu thập bằng cách thức khó khăn nhất là những báu vật mà con sẽ gìn giữ lâu dài nhất ; rằng những ai phải tự tạo ra của cải sẽ giữ được lâu bền hơn là kẻ thừa tự.

Con đừng sợ hãi khi bước vào cuộc đời mới. Không một hành trình vĩ đại nào mà không bị vây quanh bởi trắc trở và rủi ro. Kẻ lo sợ sẽ chồn chân và không bao giờ tới đích. Con đã biết con là một phép mầu. KHÔNG THỂ CÓ SỢ HÃI TRONG MỘT PHÉP MẦU.

Con hãy tự hãnh diện. Con không phải là một tai nạn chợt xảy đến trong một phòng thí nghiệm về đời sống. Con không phải là một nô lệ cho những quyền lực mà con không thấu hiểu. Con là một biểu hiện của tự do tuyệt đối, không tùy thuộc vào một quyền lực nào hay một tình yêu nào ngoài ta. Con được sáng tạo với một mục đích.

Hãy cảm nhận bàn tay âu yếm của ta. Hãy lắng nghe lời ta thì thầm — ta cần con… và con cần ta.

Chúng ta cần phải tái dựng một thế giới mới, cần một phép mầu mới. Ta và con đều là những phép mầu, và giờ đây, chúng ta có nhau.

Ta không bao giờ đánh mất niềm tin vào con từ ngày con sinh ra. Ta không bao giờ đánh mất niềm tin vào con người, từ khi ta hoàn chỉnh chúng hơn ba mươi ngàn năm trước. Ta đã không phải cải thiện những sáng tạo này.

Vì làm sao có thể cải thiện được một phép lạ? Ta đã hãnh diện với những sáng tạo đó, đã ban cho chúng đầy đủ quyền năng để cai trị quả đất này.

  • Ta cho con quyền năng để sáng tạo.
  • Ta cho con quyền năng để suy nghĩ.
  • Ta cho con quyền năng để tha thứ và yêu thương.
  • Ta cho con quyền năng để cười, để nói, để nghe, và để cầu nguyện.

Niềm hãnh diện của ta về con không có giới hạn. Con là một kỳ quan tuyệt kỷ, một sinh vật toàn diện. Con có thể thích ứng với mọi khí hậu, mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn, mọi thử thách. Chỉ có con là nắm trong tay hoàn toàn cái định mệnh của con mà không cần một can thiệp nào của ta. Chỉ có con là sinh vật độc nhất có thể hành động, không bằng bản năng, mà bằng suy tính và cân nhắc.

Như vậy, ta sẽ nói thêm cho con nguyên lý thứ tư về thành công và hạnh phúc… là ta đã cho con một quyền năng mà ngay cả những thiên thần quanh ta cũng không có: Ðó là quyền năng để lựa chọn.

Với ân phúc này, ta đã nâng con lên một cấp bậc cao hơn cả thiên thần, bởi vì thiên thần không thể tự do chọn lựa tội lỗi. Ta cho con được làm chủ hoàn toàn định mệnh của con. Giữa thiên đường và địa ngục, con được tự do uốn nắn con người của chính con theo sở thích của mình. Con có quyền năng để biến con trở thành một sinh vật thấp hèn nhất thế giới, hay hoàn chỉnh con thành một thánh nhân hòa đồng với thiêng liêng của vũ trụ.

Và ta đã không bao giờ lấy đi cái quyền năng lựa chọn này của con.

Hãy tự hỏi con đã làm gì với cái quyền lực ghê gớm này ?

Hãy nhìn lại con. Hãy nghĩ đến những lựa chọn con đã làm trong quá khứ, và hãy nhớ lại những lần con đau đớn khẩn khoản cầu xin cho được lựa chọn trở lại. Thế nhưng quá khứ là quá khứ.

Bây giờ con đã biết thêm một định luật mới của thành công và hạnh phúc. Ðó là con hãy sử dụng cái quyền năng lựa chọn này thật khôn ngoan.

  • Hãy chọn yêu thương và xóa bỏ ghen ghét.
  • Hãy chọn sáng tạo và xóa bỏ hủy diệt.
  • Hãy chọn tiếng cười và xóa bỏ lời than khóc.
  • Hãy chọn phấn đấu và xóa bỏ tinh thần chủ bại.
  • Hãy khen ngợi, đừng chê bai. Hãy cho đi, đừng lo thu vén.
  • Hãy tăng trưởng, đừng mục rữa. Hãy hành động,đừng lười biếng.
  • Hãy cầu nguyện, đừng nguyền rủa.

Nói tóm lại, con hãy chọn sự sống, đừng nghĩ đến cái chết.

Bây giờ con đã thấu hiểu được rằng những gì con cho là bất hạnh đều là tự con tạo dựng bằng những suy nghĩ và hành động của chính con trong quá khứ. Những ân phúc mà ta đã giao cho con, cùng với những quyền năng, đã quá lớn và quá nhiều cho bản thân nhỏ bé của con. Ðể xứng đáng, con phải tăng trưởng, phải khôn ngoan hơn. Những trái ngọt cây lành của mặt đất này sẽ hoàn toàn là phần thưởng dành cho con.

Con không phải chỉ là một sinh vật, con phải là một con người đúng nghĩa.

Khả năng con không có một giới hạn nào. Có một sinh vật nào đã tạo ra được lửa? Có một sinh vật nào đã làm chủ trọng lực, đã bay thấu trời cao, đã chiến thắng bệnh tật và khí hậu?

Ðừng bao giờ đánh giá quá thấp khả năng của con.

Ðừng bao giờ an phận kéo lê kiếp sống trong đống rác của loài người.

Từ nay, đừng bao giờ che đậy tài năng của mình, và đừng trì trệ.

Con có nhớ đứa trẻ hay nói “hãy đợi đến khi ta lớn.” Rồi khi lớn nó lại nói, “đợi đến khi ta lập gia đình.” Rồi sau đó lại khất, “chờ đến khi ta về hưu.” Ngày về hưu, nhìn lại con đường mình đã đi qua, hắn sẽ chỉ thấy một cánh đồng hoang vắng tàn tạ với những ngọn gió lạnh buốt châu thân. Hắn sẽ than tiếc tại sao mình đã bỏ lỡ cả một cuộc đời!

Hãy vui hưởng ngày hôm nay… và rồi ngày mai. Con đã trở về từ cõi chết. Con đã làm một phép lạ cho thế giới.

Ðừng bao giờ tự hủy mình. Mỗi ngày sẽ là một niềm vui mới, một thử thách mới.

Con đã được tái sinh. Hãy nhớ ngày sinh nhật mới này. Nhưng như lần trước, con vẫn toàn quyền chọn lựa cho cuộc đời mới của con : hạnh phúc hay tuyệt vọng, thành công hay thất bại. Một lựa chọn hoàn toàn của chính con. Ta chỉ có thể đứng nhìn, như lần trước, với tất cả hãnh diện hay buồn rầu.

Hãy luôn nhớ bốn định luật của hạnh phúc và thành công:

  1. Ðếm những ân phúc.
  2. Chân nhận và phát huy cái độc đáo của mình.
  3. Bước thêm một bước nữa.
  4. Khôn ngoan với những lựa chọn trong đời sống.

Sau cùng, một sợi dây để nối liền những nguyên lý trên. Ðó là hãy sống và làm tất cả mọi sự với tình yêu thương… yêu thương chính bản thân con, yêu thương tha nhân, và yêu thương ta.

Con thân yêu,

Hãy lau khô những giòng lệ. Hãy nắm lấy tay ta và đứng vươn mình lên. Hãy để ta cắt đứt những giây nhợ đã trói buộc đời con.

Ngày hôm nay con đã nhận lãnh lời tuyên cáo :

“CON LÀ MỘT SÁNG TẠO NHIỆM MẦU NHẤT VỚI TẤT CẢ THƯƠNG YÊU CỦA TA.”

Mùa Hồng Ân
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
Bbiên soạn 2008

Bức tâm thư lòng nhân hậu của Cha – P1

07/02/2012 § Leave a comment

Giới thiệu bức tâm thư lòng nhân hậu của Cha

Bức tâm thư lòng nhân hậu của Cha – P2

Con yêu dấu,

Lá thơ này, Ta muốn con hãy cầm lấy và đọc. Một khi con đã cảm nghiệm được lòng nhân hậu của Ta, con hãy chia sẻ cho người khác bức tâm thư này và làm chứng cho họ về lòng nhân hậu của Ta. Tuy nhiên, nếu con không làm như thế, Ta cũng sẽ không có một lời trách móc hay hình phạt nào. Trong Ta, chỉ có tha thứ và thương yêu. Với con, Ta chỉ muốn chia sẻ tình yêu thương nồng ấm và sự an bình, đó là số phần duy nhất Ta dành cho con.

Ta cũng không xa lạ gì với con. Nhiều tôn giáo, nhiều sắc dân, nhiều địa phương đều có những tên khác nhau để gọi Ta. Nào là Thượng Ðế, Thiên Chúa, Allah, God, Ðấng Tối Cao, Ðấng Tạo Hóa, Ông Trời, Tinh Thần Vĩnh Cửu v,v… nhưng thực ra, Ta chỉ thích cái tên đơn giản là Cha. Và dù bận rộn đến đâu trong cuộc sống xô bồ này, Ta muốn con dành ra 10 phút đến nơi thanh vắng, nghe lời Ta trong lá thư này. Bởi vì…

Ta nghe tiếng than khóc của con.

Nó bay đi trong đêm tối, qua bao nhiêu vì sao, bao nhiêu tầng vũ trụ để lên tận đỉnh trời, vào trong Trái tim Ta. Ta đã đau đớn vô cùng mỗi lần nghe tiếng kêu gào của con thỏ khi bị sập bẫy, của con chim khi bị tên đạn, của trẻ thơ khi bị đau yếu. Và dĩ nhiên, ta cũng đã nghe lời than khóc của con.

Hãy tĩnh lặng với chính mình.

Bởi vì Ta sẽ đỡ nhẹ cho con niềm khổ đau này, và bởi vì Ta đã biết lý do cũng như giải pháp cho con.

  • Con than khóc cho những ước mơ thời thơ ấu giờ đây đã tan biến theo tháng ngày.
  • Con than khóc cho những tự tin thời mới lớn giờ đây đã bị những thất bại tàn phá.
  • Con than khóc cho bao nhiêu tiềm năng, cơ hội đã bị đổi chác để yên thân.
  • Con than khóc cho cái cá tính độc đáo đã bị dày vò bởi thị phi của thiên hạ.
  • Con than khóc cho cái thân thể khỏe đẹp giờ đã suy sụp vì những lựa chọn sai lầm.

Con nhìn lại mình với tất cả sự khinh bỉ, ghê sợ và con quay mặt đau đớn mỗi lần soi gương. Ai đã lấy mất đi khuôn mặt ngây thơ tươi tắn, cái đầu óc bén nhạy, nụ cười hồn nhiên, và cách ứng xử tử tế hào phóng của con? Ta biết rõ lý lịch của tên trộm này, nhưng con, con không biết?

Ngày nào con nằm dài trên đồi cỏ xanh, nhìn lên những lâu đài xây bằng đám mây trắng và nghĩ đến những lâu đài đích thực mình sẽ xây cho gia đình.

Ngày nào con say sưa đọc lời hay ý đẹp của bao nhiêu bậc tiền nhân và tự nhủ mình đã thu thập đủ khôn ngoan để bước đi vững chãi trong cuộc đời.

Ngày nào con đi giữa thiên nhiên vĩ đại, tin tưởng rằng chung quanh con lúc nào cũng chứa đầy những thanh bình mầu nhiệm.

Con có biết ai đã gieo vào trong con những ước mơ và hy vọng đó hay không? Con không biết ?

Con không nhớ được cái phút giây con ra khỏi lòng mẹ, và ta đã đặt tay ta lên trán con, đã nói nhẹ vào tai con những lời ân phúc. Ðó là bí mật giữa ta và con. Con không nhớ ?

Tháng năm qua đã tiêu hủy đi những ký ức của con, bởi vì đầu óc con đã bị xâm chiếm bởi nỗi sợ hãi và nghi ngờ, âu lo và hờn hận, ghen tị và nhỏ nhen. Nó không còn chỗ cho những kỷ niệm êm đềm thơ mộng.

Nhưng hãy lau khô giòng lệ. Ta đang ở với con, và giây phút này là một bắt đầu tinh khôi cho đời con. Tất cả những gì đã qua, đã xảy ra… hãy quên đi, hãy chôn chúng vào huyệt sâu. Chúng đã chết.

Bây giờ, con đang trở về từ cõi chết. Hôm nay là ngày sinh nhật mới của con. Những gì xảy ra đã thuộc về quá khứ. Như trong một vở kịch, đó chỉ là màn tập diễn. Lần này, bức màn nhung sẽ thực sự kéo lên. Lần này vở tuồng sẽ thực sự bắt đầu. Thiên hạ sẽ chăm chú coi và tán thưởng. Lần này con không thể thất bại.

Hãy thắp lên những ngọn nến. Hãy cắt bánh ra. Hãy rót đầy ly rượu. Lần này, con sẽ bay cao. Lần này, không ai có thể níu kéo trì trệ con dưới vũng bùn.

Con có cảm thấy tay ta đang đặt trên trán con, trên tim con?

Con có nghe lời thì thầm bí mật ta đã nói cho con nghe ngày sinh nhật đầu tiên của con không ? Bí mật mà con đã quên? Hãy nghe ta lập lại nhé:

CON LÀ MỘT SÁNG TẠO NHIỆM MẦU NHẤT CỦA TA.

Ðó là những ngôn từ đầu tiên con nghe khi ra khỏi lòng mẹ. Rồi con khóc. Rồi mọi người cùng khóc. Những giọt nước mắt của hạnh phúc.

Nhưng con đã không tin lời ta… và những tháng năm kế tiếp, không gì có thể khiến con thay đổi cái nghi ngờ này. Làm sao con có thể là một phép mầu khi con đã vụng về thất bại trong những công việc cỏn con nhất ? Làm sao con có thể là một phép mầu khi bao nhiêu nợ nần đang đè nặng trên vai con, và mỗi đêm con kinh sợ khi nghĩ đến cơm áo gạo tiền cho tương lai?

Ta đã gởi đi không biết bao nhiêu sứ điệp để lập lại lời ta về những phép mầu mang tên con. Rằng con chính là một hiện thân của ta. Rằng con có đủ quyền năng để cai trị muôn loài, lấp biển vá trời, và tạo dựng những công trình vượt quá trí tưởng tượng của bao thế hệ.

Nhưng con không tin ai. Con đốt cháy cái bản đồ vẽ đường hạnh phúc. Con bỏ mất cái bằng khoán ban cho người nhận niềm vui thanh nhàn. Con thổi tắt những ngọn nến thắp sáng con đường hoan lạc hiền hòa. Rồi con vấp ngã. Con lạc lối. Con run sợ trong bóng tối của hèn nhát và tự ti. Con rơi vào một địa ngục do chính con tạo nên.

Dĩ nhiên, con la khóc. Con chửi bới cái định mệnh xấu xa của mình. Con không chấp nhận trách nhiệm của mình. Con cho rằng chính những ý nghĩ nhỏ nhoi và những hành động lười biếng của con là nguyên nhân cho những hậu quả con phải lãnh nhận. Con tìm một con dê tế thần để đổ lỗi.

Con đổ thừa cho ta. Con than rằng những thiếu sót, những hèn mọn, những cơ hội lỡ bỏ qua, những thua lỗ… là do một định mệnh mà ta đã sắp sẵn cho con.

Con có thấy mình cường điệu, hoặc có điều gì đó chưa đúng trong chuyện này không ?

Thôi được, để ta tính cho con.

Trước hết chúng ta hãy nói đến những thiếu sót bất hạnh của con. Ta đồng ý với con rằng nếu không đủ dụng cụ làm sao có thể xây được một cuộc đời mới?

Nhưng con hãy kiểm điểm xem.

Con có bị mù lòa? Không, cả trăm ngàn tế bào thị giác ta đã đặt vào mắt con đã giúp con chiêm ngắm cái hùng vĩ của núi đồi biển cả, cái tuyệt mỹ của ngàn cánh hạc trên lá đỏ rừng thu, cái tinh khiết của tuyết trắng, cái lóng lánh của đêm sao, cái môi cười của một tình nhân ngàn kiếp. Con hãy đếm: đó là một ân phúc.

Tai con có bị điếc? Không… Hai mươi bốn ngàn sợi giây âm thanh ta đặt vào tai con đã rung động những lời thì thầm của sóng biển trên ghềnh đá, của chim hót chào đón ánh bình minh, của tiếng trẻ cười đùa ngoài công viên, của bài tình khúc trên phím dương cầm. Con hãy đếm: đó là hai ân phúc.

Miệng con có bị câm? Không… chỉ có một sinh vật trên trái đất này có khả năng dùng lời nói để làm dịu nhẹ những giận dữ, để nâng cao tinh thần người yếu đuối, để ủi an kẻ đau buồn, để khen thưởng người thành công, để dậy dỗ người ngu dốt, để bày tỏ tình yêu thơ mộng. Con hãy đếm: đó là ba ân phúc.

Tay chân con có bị tê liệt? Không… con không phải là một cây thông bị chôn chặt vào mảnh đất nhỏ, chịu đựng những mưa gió hằng ngày. Ta đã đặt cho con hơn 500 bắp thịt, 200 khúc xương và 10 cây số giây tủy thần kinh để con có thể đi đứng, chạy nhảy, viết lách, khiêu vũ và chơi đàn. Con hãy đếm: đó là bốn ân phúc.

Tim con có mạnh khỏe? Con có biết ta đã đặt một trăm ngàn cây số mạch máu lớn nhỏ khắp châu thân con, với một cái bơm có nhịp đập hơn ba mươi sáu triệu lần mỗi năm, không hề sai trật. Con hãy đếm: đó là năm ân phúc.

Da con có bị ghẻ hủi ? Thời gian có thể làm hao mòn và rỉ sét mọi sắt thép, nhưng da con là một sáng tạo diệu kỳ. Nó tái sinh liên tục, tế bào mới thay thế tế bào chết thật tự nhiên. Con hãy đếm: đó là sáu ân phúc.

Rồi lá phổi của con? Bao nhiêu triệu lít dưỡng khí đã được tươi lọc mỗi năm ? Và bộ máy tuần hoàn của con ? Mỗi một giây, hơn hai triệu tế bào máu được thay thế. Con hãy đếm: đó là mười ân phúc.

Trí óc con có bình thường? Con vẫn còn suy nghĩ tính toán được? Con hãy đếm: hàng ngàn ân phúc. Bởi vì đây là một bộ máy tinh vi hiện đại nhất của vũ trụ này. Bộ não chỉ nặng có hai kí, nhưng ta đã đặt vào đó mười ba tỷ tế bào, và hơn một ngàn ngàn tỷ tỷ ký ức, dữ kiện, hồ sơ. Con đã dự trữ trong đó tất cả mọi tiếng động, mọi mùi vị, mọi hình ảnh, mọi cảm nhận từ ngày con sinh ra. Và con sẽ tái nhận bất cứ một kỷ niệm nào trong quá khứ chỉ bằng một chớp mắt. Không một máy điện toán nào, bây giờ hay ngàn kiếp sau, có thể so sánh với trí óc con. Không một kỳ quan nào của thế giới, từ khai thiên lập địa đến tận thế, có thể tuyệt kỷ như trí óc này.

Và hơn hết, trái tim con có rung động? Con có cảm thấy tình yêu đang bàng bạc khắp nơi, hay con chỉ thấy một nỗi cô đơn lạnh buốt đang vây kín?

Ta nói cho con thêm một bí mật về tình yêu. Rằng tình yêu đích thực là một tình yêu không đòi hoàn trả. Yêu là cho đi, là trao gởi hoàn toàn mà không cần biết sẽ nhận lại những gì. Bởi vì luồng điện yêu thương không vị kỷ, không điều kiện, mới đủ tinh khiết để lọc sạch tim con và mang đến cho chính con, không phải cho người nhận, một niềm an bình và hạnh phúc tuyệt vời. Hãy đếm ân phúc này bằng triệu lần.

Giới thiệu – Bức tâm thư lòng nhân hậu của Cha

06/02/2012 § Leave a comment

Trong tập sách nhỏ này, chúng tôi xin gởi đến anh chị em:

I- Bức “ Tâm Thư Lòng Nhân Hậu Của Cha”.

Đọc để cảm nghiệm Lòng Thương Xót và Tình Yêu Thương tuyệt vời của Thiên Chúa là Cha Nhân Hậu dành cho mỗi người chúng ta.

II- Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa:

  1. Kinh Nguyện Lòng Thương Xót Chúa:
    • a. Cách thức Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa.
    • b. Kinh Cầu Lòng Thương Xót Chúa.
    • c. Lời Tận Hiến.
    • d. Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa.
  2. Tóm lược Thông Điệp Lòng Thương Xót Chúa.

Những kinh nguyện này đã được chuẩn nhận bởi Đức Giám Mục Phêrô Trần Đình Tứ, Chủ tịch Ủy Ban Phụng Vụ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Anh chị em có thể đem tập sách bỏ túi này đi mọi nơi mọi lúc để suy niệm, cầu nguyện và nhận chìm mình vào tình yêu nhân hậu của Chúa, hầu trở thành chứng nhân Lòng Thương Xót của Chúa.

Ước mong thay.

Linh mục Giuse Trần Đình Long, SSS.

Download TÂM THƯ LÒNG NHÂN HẬU CỦA CHA

Đọc online

Where Am I?

You are currently browsing the Hoc-Hoi-LTXC category at Jesus, I Trust In You.